THỜI TIẾT
Độ ẩm :
Gió:
[Đăng ngày: 22/11/2012]
Khái quát vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, địa giới hành chính và dân cư.

* Vị trí địa lý: Xuân Sơn là một xã miền núi của huyện Vạn Ninh, có ranh giới phía Đông giáp xã Vạn Lương, Vạn Hưng; phía Tây giáp xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa; phía Nam giáp xã Vạn Hưng; phía Bắc giáp xã Vạn Lương. Từ trung tâm xã Xuân Sơn đến trung tâm huyện Vạn Ninh khoảng 15 km về hướng Đông Bắc. 
Địa bàn xã được bao quanh bởi dãy núi Đá Đen, Hòn Chảo, Hòn Chùa, là xã không có vị trí giáp biển. Địa hình xã thấp dần từ Tây sang Đông, chủ yếu vùng núi, xen giữa đồng bằng. Vì thế, Xuân Sơn có vị trí ít thuận lợi hơn so với các xã khác trong phát triển kinh tế, chỉ phù hợp với các mô hình kinh tế nông nghiệp như trồng lúa, cây mía, cây bắp, cây mì, khoai lang; cây công nghiệp lâu năm như keo, điều,…
* Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm khí hậu: Do ảnh hưởng của địa hình vùng cao nên xã Xuân Sơn có khí hậu đặc thù khá mát mẻ, ôn hòa quanh năm. Độ chênh lệnh thời tiết trong năm không đáng kể, nhiệt độ trung bình khoảng 25-260c, nhiệt độ cao nhất 390c vào tháng 5 và nhiệt độ thấp nhất 190c vào tháng 1. Trong năm có hai mùa, mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5, số giờ nắng trung bình năm: 2560 giờ/năm; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10,11 cây cối tốt tươi, nhưng khi mưa lớn dài ngày, nước từ trên núi đổ về thì thường có lũ lụt xảy ra. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của xã Xuân Sơn tương đối mát mẻ. Được dãy núi Đại Đồng (Đá Đen), Hòn Chảo, Hòn Chùa che chắn cả bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc nên địa bàn xã ít chịu ảnh hưởng của mưa bão lớn. 
Ở Xuân Sơn có Núi Đại Đồng (theo Đại Nam nhất thống chí), gọi là Đại Đồng (cánh đồng lớn) vì “chân núi có cánh đồng trống, vốn xưa là chiến trường, oan khí không tan, hóa làm ác quỹ, người đi qua đấy chẳng dám đi một mình, nên tục ngạn có câu “ma Đồng Lớn” . Còn có tên khác là núi Đá Đen, vì sắc đá có màu đen như cháy. Theo Quách Tấn trong sách Xứ Trầm Hương “trên núi có dấu thành lũy của Chiêm Thành, tục gọi là Thành Hời. Trong phạm vi thành có miếu cổ do người Việt cất. Lâu đời đã hư nát. Dưới chân núi có một cái láng gọi là Láng Chu và một cánh đồng rộng, chung quanh núi bao bọc gọi là đồng Xuân Sơn.



Đang online: 2

Số lượt truy cập: 823997